A. Nghiên cứu thị trường là gì?
1. Nghiên cứu thị trường
Là quá trình thu thập, xử lý, phân tích những thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu và toàn bộ về ngành hàng mà Người bán muốn kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường thường xảy ra tại giai đoạn xuất hiện ý tưởng kinh doanh hoặc Người bán đang muốn dự đoán nhu cầu tiềm năng của các sản phẩm mới nhằm ra mắt các sản phẩm mới của Shop.
2. Lợi ích của việc Nghiên cứu thị trường
Tìm ra những thị trường phù hợp
Xác định được cơ hội kinh doanh
Tìm ý tưởng để nhập hoặc phát triển sản phẩm mới
3. Các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả
Người bán cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu về ngành hàng và tổng thể thị trường
Trước tiên Người bán cần phải đánh giá ngành hàng kinh doanh và tổng quan thị trường, dựa theo các câu hỏi sau:
- Mức độ phát triển và phổ biến của ngành hàng?
- Xu hướng của ngành hàng là gì?
- Nhu cầu về ngành hàng trên thị trường như thế nào?
- Ưu và nhược điểm của ngành hàng này là gì?
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu sự khác biệt giữa chiến lược kinh doanh của đối thủ với Shop mình để xác định lợi thế cạnh tranh của bạn trong thị trường.
- Người bán có thể tìm hiểu về phân khúc thị trường để chọn được nhóm khách hàng mục tiêu cho Shop.
- Người bán có thể dựa vào 3 thành phần sau để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
⚠️ Lưu ý: Chọn thị trường trong cùng phân khúc thị trường mục tiêu để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Từ đó áp dụng một trong hai chiến lược cạnh tranh sau: Cạnh tranh về giá và Cạnh tranh bằng sự khác biệt
Ví dụ về Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng là tìm ra sự biến đổi của các yếu tố tâm lý, động lực và hành vi của khách hàng nhằm để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình.
Người mua có thể tìm hiểu khách hàng dựa trên:
- Nhân khẩu học, hành vi (Vị trí địa lý, Nhân khẩu học, Nhu cầu, Hành vi, Nhân cách)
- Các yếu tố thúc đẩy mua hàng (Dịp/Sự kiện, Ngân sách, Thương hiệu, Chất lượng sản phẩm, Theo xu hướng)
Ví dụ về Các yếu tố thúc đẩy mua hàng
- Hành trình khách hàng: diễn tả các công đoạn Người mua tương tác với Người bán để đi đến quyết định cuối cùng (khách mua hàng hoặc khách nhận thức về thương hiệu)
Ngoài ra, Người bán cũng nên tìm hiểu về 2 loại khách hàng nhằm đưa ra những chiến lược marketing phù hợp:
- Khách hàng chủ động: Chủ động tìm kiếm giải pháp thỏa mãn nhu cầu
- Khách hàng bị động: Bị tác động với xã hội, truyền thông, quảng cáo
B. Lựa chọn thị trường mục tiêu
1. Thị trường mục tiêu
Là một hoặc vài đoạn thị trường mà Người bán cần lựa chọn sau khi nghiên cứu khách hàng, đối thủ, thị trường. Người bán sẽ hướng tới việc xây dựng và quảng cáo thương hiệu vào đoạn thị trường ấy nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận.
2. Mục đích lựa chọn thị trường mục tiêu
- Chọn dòng sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu/chiến lược quảng cáo
3. Chọn thị trường mục tiêu
Có 3 cách chọn thị trường mục tiêu
Tiềm lực sản phẩm:
Năng lực Người bán:
Nhu cầu khách hàng:
Nghiên cứu nhân khẩu học và hành vi của khách hàng để đưa ra những định hướng chiến lược
C. Các kênh tìm kiếm thông tin Nghiên cứu thị trường
Người bán có thể sử dụng các kênh tìm kiếm thông tin sau để Nghiên cứu thị trường:
1. Tính năng Quân sư bán hàng
Tính năng Quân Sư Bán Hàng trong mục Phân Tích Bán Hàng cung cấp những gợi ý xác thực và chuyên sâu về chiến lược sản phẩm cho Shop, giúp Người bán xác định được sản phẩm tiềm năng mới.
Xem chi tiết cách sử dụng Tính năng Quân sư bán hàng
2. Báo cáo ngành hàng uy tín, tham gia cộng đồng diễn đàn trên Google, Facebook
💡 Mẹo: Từ khóa để tìm kiếm Google: “Thống kê hành vi [ngành hàng]”, “Báo cáo xu hướng [ngành hàng]”, Tổng quan thị trường [ngành hàng],…
3. Tham khảo ý kiến nhà cung cấp sản phẩm và bao bì
Tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp & bao bì về sản phẩm hiện đang bán chạy, thịnh hành hiện nay.
4. Phân phối thử
Chạy quảng cáo trên nền tảng xã hội để đánh giá khả năng khai thác thị trường:
-
- Trường hợp 1: Nếu chi phí quảng cáo cao hơn mức lợi nhuận ⇒ Xem xét lại việc có nên tham gia thị trường
- Trường hợp 2: Nếu chi phí quảng cáo nhỏ hơn mức lợi nhuận ⇒ Lên chiến lược phân phối sản phẩm lên Shopee