Account

Nghề Account là một mắc xích quan trọng, vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại với các client (khách hàng). Họ là người đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng với doanh nghiệp, công ty và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Nghề Account được chia thành 2 vị trí cụ thể là Account Executive (nhân viên quản lí quan hệ khách hàng) và Account Manager (quản trị việc quản lí quan hệ khách hàng).

Account Executive là một vị trí nhỏ trong bộ phận nghề Account Management. Họ là chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, thuộc bộ phân dịch vụ khách hàng.

Nhiệm vụ của Account Executive là giải quyết những vấn đề phát sinh như chọn kênh truyền thông, đàm phán hợp đồng với khách hàng,… Và đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng của mình. Mang về nhiều nguồn khách hàng mới nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công Việc Của Người Làm Account Executive Là Gì?

  • Giao tiếp với khách hàng: gặp gỡ khách hàng để thảo luận và xác định yêu cầu marketing của khách hàng. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn.
  • Quản lí tiến độ thực hiện của dự án: làm việc với các Account Manager để tường thuật lại công việc của họ với bộ phận truyền thông. Đồng thời nghiên cứu và hỗ trợ việc lập kế hoạch Marketing.
  • Kết nối khách hàng với nhóm dự án: gặp gỡ khách hàng và giải thích cho khách hàng hiểu về ý tưởng của dự án, ngân sách cần phải chi trả cho dự án là bao nhiêu và ký kết hợp đồng soạn thảo.

Account Manager chỉ đến vị trí của người quản lý Account (quản trị việc quản lí quan hệ khách hàng) trong các dịch vụ về truyền thông và quảng cáo sự kiện.

Nhiệm vụ của Account Manager là luôn đi theo khách hàng từ khâu thuyết phục khách hàng cho đến khi dự án kinh doanh kết thúc. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình và mang lại giá trị về lâu dài cho doanh nghiệp

Làm Account Manager cần làm những gì

  • Đảm bảo mối quan hệ của khách hàng: là người tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Lên kế hoạch về cách liên hệ với họ, lấy thông tin về khách hàng để đội ngũ thành viên cùng xây dựng kế hoạch.
  • Làm hợp đồng với khách hàng, đối tác: là người đứng ra cam kết với khách hàng trong quá trình triển khai dự án. Và đảm bảo thực hiện dự án với khách hàng.
  • Quản trị dự án được giao: luôn theo dõi tiến độ của dự án. Và hiệu quả của nó để báo cáo trong từng giai đoạn. Là người chịu trách nhiệm về doanh số cam kết đạt được của dự án.
  • Điều phối thành viên trong đội ngũ: nhận ý kiến của khách hàng. Từ đó giao việc cho các phòng ban chuyên trách và các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp.