Các điều khoản cơ bản của Google Ads
-
Biến thể gần giống của từ khóa: Định nghĩa
Các biến thể gần giống cho phép từ khóa so khớp với các cụm từ tìm kiếm tương tự nhưng không giống hệt với từ khóa được nhắm mục tiêu. Các biến thể gần giống sẽ giúp bạn kết nối với những người đang tìm kiếm doanh nghiệp của bạn (dù cách thức tìm kiếm của họ có hơi khác nhau) và bạn không cần phải tạo các danh sách từ khóa đầy đủ để tiếp cận những khách hàng này.
Theo mặc định, tất cả các kiểu so khớp từ khóa đều đủ điều kiện để so khớp với các biến thể gần giống. Bạn không thể chọn không sử dụng.
Đối với từ khóa khớp chính xác, các biến thể gần giống cũng có thể bao gồm:
Biến thể gần giống
Nội dung mô tả
Các ngôn ngữ hiện đang áp dụng
Các từ có cú pháp liên quan chặt chẽ
Các từ này có thể bao gồm lỗi chính tả, dạng số ít hoặc số nhiều, từ có chung gốc (ví dụ: sàn và làm sàn), chữ viết tắt hoặc dấu.
Tất cả ngôn ngữ
Cụm từ có thứ tự khác nhau nhưng có cùng nghĩa
Ví dụ: [nam giày] và [giày nam].
Thêm hoặc xóa từ chức năng
Từ chức năng là các giới từ (như ở hoặc tới), liên từ (như cho hoặc nhưng), mạo từ (như cái hoặc chiếc) và các từ khác không ảnh hưởng đến mục đích của lượt tìm kiếm. Ví dụ: [giày cho nam] là biến thể gần giống của [giày nam] với từ chức năng “cho” đã được loại bỏ.
Từ ngụ ý
Ví dụ: nếu từ khóa khớp chính xác là [tai nghe daydream vr], thì quảng cáo của bạn cũng có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “tai nghe daydream” vì “vr” đã được ngụ ý.
Tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Hungary, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ba Lan, tiếng Trung (Phồn thể), tiếng Trung (Giản thể), tiếng Hà Lan, tiếng Ả Rập, tiếng Phần Lan, tiếng Do Thái, tiếng Hy Lạp, tiếng Thụy Điển, tiếng Indonesia, tiếng Hàn, tiếng Đan Mạch, tiếng Thái và tiếng Việt
Từ đồng nghĩa và từ diễn giải
Ví dụ: nếu từ khóa khớp chính xác của bạn là [áo tắm], thì quảng cáo cũng có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “đồ bơi”.
Cùng mục đích tìm kiếm
Ví dụ: nếu từ khóa khớp chính xác của bạn là quảng cáo [hình ảnh miễn phí tiền bản quyền], thì quảng cáo cũng có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “hình ảnh bản quyền miễn phí”.
Công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng và biến thể gần giống khớp cụm từ cũng có thể bao gồm:
Biến thể gần giống
Nội dung mô tả
Các ngôn ngữ hiện đang áp dụng
Các từ có cú pháp liên quan chặt chẽ
Các từ này có thể bao gồm lỗi chính tả, dạng số ít hoặc số nhiều, từ có chung gốc (ví dụ: sàn và làm sàn), chữ viết tắt hoặc dấu.
Tất cả ngôn ngữ
Cụm từ có thứ tự khác nhau nhưng có cùng nghĩa
Ví dụ: cụm từ khóa “giày đỏ” có thể kích hoạt quảng cáo hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “giày chạy bộ màu đỏ”.
Tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Nga
Thêm hoặc xóa từ chức năng
Từ chức năng là giới từ (như “ở” hoặc “đến”), liên từ (như “và” hoặc “nhưng”), mạo từ (như “cái” hoặc “chiếc”) và các từ khác không ảnh hưởng đến mục đích của lượt tìm kiếm. Ví dụ: từ khóa so khớp cụm từ “mũ cho mùa đông” có thể khớp với cụm từ tìm kiếm “mũ mùa đông đang giảm giá”, trong đó từ chức năng “cho” được loại bỏ).
Từ ngụ ý
Ví dụ: nếu từ khóa so khớp của bạn là “tai nghe daydream vr”, thì quảng cáo của bạn có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “bán tai nghe daydream” vì “vr” đã được ngụ ý.
Từ đồng nghĩa và từ diễn giải
Ví dụ: nếu từ khóa công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng là +đồ +tắm, thì quảng cáo của bạn cũng có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “đồ bơi màu đỏ”.
Cùng mục đích tìm kiếm
Ví dụ: nếu từ khóa so khớp cụm từ là “hình ảnh miễn phí tiền bản quyền”, thì quảng cáo của bạn cũng có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm “hình ảnh bóng chày bản quyền miễn phí”.
Lưu ý: Ngôn ngữ được xác định theo ngôn ngữ của cụm từ tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: nếu người dùng sử dụng cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Đức, thì hệ thống sẽ phát hiện ngôn ngữ là tiếng Đức (ngay cả khi người dùng đang tìm kiếm ở Tây Ban Nha). -
Chiến dịch: Định nghĩa
Tập hợp các nhóm quảng cáo (quảng cáo, từ khóa và giá thầu) chia sẻ ngân sách, nhắm mục tiêu theo vị trí và các cài đặt khác. Chiến dịch thường được sử dụng để tổ chức danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
- Tài khoản Google Ads của bạn có thể có một hoặc nhiều chiến dịch quảng cáo đang chạy.
- Mỗi chiến dịch chứa một hoặc nhiều nhóm quảng cáo.
- Các cài đặt mà bạn có thể đặt ở cấp chiến dịch bao gồm ngân sách, ngôn ngữ, vị trí, phân phối cho Mạng Google và các cài đặt khác.
- Bạn có thể tạo các chiến dịch quảng cáo riêng biệt để chạy quảng cáo tại các vị trí khác nhau hoặc sử dụng ngân sách khác nhau.
-
Điểm tối ưu hóa: Định nghĩa
Điểm tối ưu hóa là điểm số ước tính mức độ hiệu quả của tài khoản Google Ads của bạn. Điểm tối ưu hóa có giá trị từ 0% đến 100%, với mức 100% có nghĩa là tài khoản của bạn có thể hoạt động hết tiềm năng.
Cùng với điểm số này, bạn sẽ thấy một danh sách các nội dung đề xuất có thể giúp bạn tối ưu hóa từng chiến dịch. Mỗi nội dung đề xuất sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng (tính theo %) lên điểm tối ưu hóa khi bạn áp dụng nội dung đề xuất đó. Việc áp dụng hoặc loại bỏ các nội dung đề xuất này sẽ làm thay đổi điểm tối ưu hóa tổng thể của tài khoản. Điểm tối ưu hóa có ở cấp Chiến dịch, Tài khoản và Tài khoản người quản lý.
Lưu ý: Điểm tối ưu hóa chỉ hiển thị cho Chiến dịch tìm kiếm, Chiến dịch hiển thị và Chiến dịch mua sắm đang hoạt động. Điểm chất lượng và AdRank của bạn cũng không sử dụng Điểm tối ưu hóa. -
Giá thầu CPC tối đa: Định nghĩa
Giá thầu mà bạn đặt dùng để xác định số tiền cao nhất bạn có thể trả cho một lượt nhấp vào quảng cáo của mình.
- Nếu có người nhấp vào quảng cáo của bạn, thì bạn chỉ phải trả mức giá thầu giá tối đa mỗi lượt nhấp (hay “CPC tối đa”) mà bạn đã đặt cho lượt nhấp đó. Ví dụ: nếu đặt giá thầu CPC tối đa là $2, thì bạn sẽ không phải trả nhiều hơn $2 cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo của mình. Số tiền thực tế mà bạn trả được gọi là CPC thực tế và xuất hiện trong cột “CPC trung bình” của tài khoản.
- Giá thầu cao hơn thường giúp quảng cáo của bạn hiển thị ở vị trí cao hơn trên trang.
- Bạn sẽ chọn tùy chọn đặt giá thầu thủ công (bạn chọn số tiền giá thầu) hoặc tùy chọn đặt giá thầu tự động (bạn đặt ngân sách trung bình hằng ngày mục tiêu và hệ thống Google Ads sẽ tự động điều chỉnh giá thầu CPC tối đa cho bạn, nhằm giúp bạn nhận được nhiều lượt nhấp nhất có thể trong phạm vi ngân sách đó). Với tùy chọn đặt giá thầu thủ công, bạn sẽ đặt một giá thầu CPC tối đa cho toàn bộ nhóm quảng cáo, nhưng cũng có thể đặt giá thầu khác nhau cho từng từ khóa.
Các trường hợp có thể vượt quá mức CPC tối đa mà bạn đã đặt:
Giá thầu thực tế của bạn có thể cao hơn giá thầu CPC tối đa mà bạn đã đặt nếu bạn sử dụng các tính năng sau đây:
- CPC nâng cao
- Đối tác tìm kiếm
- Điều chỉnh giá thầu
-
Giá trị mặc định: Định nghĩa
Giá trị mặc định trong tùy biến quảng cáo cho phép bạn cung cấp giá trị thay thế cho từng đoạn văn bản được tùy chỉnh trong quảng cáo. Vì vậy, ngay cả khi bạn không sử dụng nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo của bạn sẽ luôn hiển thị.
Ví dụ: giả sử bạn đang chạy chiến dịch để quảng cáo cửa hàng kẹo của mình và bạn có nhóm quảng cáo quảng bá các sản phẩm kẹo sô-cô-la. Đoạn mã mà bạn sẽ chèn vào văn bản quảng cáo có thể trông như sau:
{=ProuctFeed.CandyType:Chocolate}
Thực hiện điều này nghĩa là Sô-cô-la sẽ hiển thị khi không thể chèn loại kẹo vào quảng cáo.Giá trị mặc định là tùy chọn. Tuy nhiên, nếu một quảng cáo chứa nhiều tùy biến quảng cáo, thì phải cung cấp giá trị mặc định cho mỗi tùy biến.
-
Google Ads: Định nghĩa
Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.
- Google Ads là một sản phẩm mà bạn có thể sử dụng để quảng bá doanh nghiệp, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, nâng cao mức độ nhận biết và tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.
- Tài khoản Google Ads được quản lý trực tuyến, vì vậy, bạn có thể tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo của mình (bao gồm cả văn bản quảng cáo, các tùy chọn cài đặt và ngân sách) bất cứ lúc nào.
- Chúng tôi không quy định hạn mức chi tiêu tối thiểu, nên bạn có thể đặt và kiểm soát ngân sách của riêng mình. Ngoài ra, bạn có thể chọn nơi quảng cáo của mình sẽ xuất hiện, đặt ngân sách phù hợp và dễ dàng đo lường mức tác động của quảng cáo.
-
Kiểu khớp cụm từ: Định nghĩa
Lưu ý: Định nghĩa này chỉ áp dụng cho chế độ nhắm mục tiêu theo từ khoá khẳng định. Từ khóa khớp cụm từ phủ định hoạt động khác với từ khoá khớp cụm từ.Kiểu khớp từ khoá cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khoá mà bạn sử dụng. Từ khoá có thể mang nghĩa ngụ ý còn cụm từ tìm kiếm của người dùng có thể mang nghĩa cụ thể hơn. Kiểu khớp cụm từ giúp bạn tiếp cận được nhiều cụm từ tìm kiếm hơn so với kiểu khớp chính xác và ít cụm từ tìm kiếm hơn so với kiểu khớp mở rộng.
Để hiểu cách hoạt động của kiểu khớp cụm từ, hãy xem xét trường hợp sau:
Giả sử bạn đã thêm kiểu khớp cụm từ “dịch vụ chuyển đồ từ NYC đến Boston” vào danh sách từ khoá của mình. Với kiểu khớp cụm từ, quảng cáo của bạn có thể hiển thị khi một người dùng tìm “dịch vụ chuyển đồ giá phải chăng từ NYC đến Boston” hoặc “dịch vụ chuyển đồ cho doanh nghiệp từ NYC đến Boston”. Thứ tự từ (và từ nhấn mạnh khác về giá phải chăng hay chuyển đồ cho doanh nghiệp) sẽ không ảnh hưởng đến việc hiển thị quảng cáo vì rõ ràng là cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khoá: người dùng đang cần một dịch vụ để chuyển đến và từ những thành phố giống với từ khoá của bạn.
Tuy nhiên, nếu người dùng tìm “dịch vụ chuyển đồ từ Boston đến Thành phố New York”, thì kiểu khớp cụm từ sẽ xác định được rằng ý nghĩa của từ khoá đã thay đổi. Do đó, quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị. Với kiểu khớp cụm từ, thứ tự từ của người dùng chỉ quan trọng khi nó thay đổi ý nghĩa của từ khoá.
Khi bạn dùng kiểu khớp cụm từ, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận đúng người dùng mà không cần tạo danh sách chứa nhiều từ khoá và cụm từ. Nếu bạn cần hỗ trợ để suy nghĩ dưới góc độ của người dùng hoặc tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng, hãy xem xét các bí quyết để tạo danh sách từ khoá của chúng tôi.
-
Kiểu khớp mở rộng: Định nghĩa
Kiểu khớp mở rộng là tùy chọn từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa đó, các biến thể của từ đó, cũng như các chủ đề liên quan khác. Từ khóa khớp mở rộng “chuông xe đạp” có thể khiến quảng cáo của bạn xuất hiện nếu ai đó tìm kiếm các biến thể và nội dung tìm kiếm có liên quan như “phụ kiện đi xe đạp”, “mũ bảo hiểm xe đạp màu xanh da trời” và “bài đánh giá về chuông cho xe đạp”.
- Kiểu khớp mở rộng cho phép một từ khóa kích hoạt quảng cáo của bạn xuất hiện mỗi khi có người tìm kiếm cụm từ đó, cụm từ tương tự, các biến thể gần giống của cụm từ khóa, nội dung tìm kiếm có liên quan và các biến thể có liên quan khác.
- Ví dụ: khi thêm “mũ” làm từ khóa khớp mở rộng, bạn muốn Google Ads hiển thị quảng cáo của bạn cho các nội dung tìm kiếm có chứa cụm từ đó hoặc một cụm từ tương tự. Quảng cáo của bạn có thể hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm về “mũ”, “mũ rộng vành””, “phụ kiện mùa đông” và “mũ rộng vành Mexico”. Từ khóa khớp mở rộng giúp bạn tiếp cận đối tượng rộng nhất.
- Kiểu khớp mở rộng là một trong bốn tùy chọn so khớp từ khóa giúp kiểm soát việc từ khóa cần khớp với cụm từ tìm kiếm của một người tới mức nào để quảng cáo của bạn xuất hiện. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn đối sánh cho từ khóa và tùy chọn đối sánh rộng sẽ được sử dụng theo mặc định nếu bạn không chỉ định tùy chọn đối sánh cụ thể.
-
Lượt hiển thị: Định nghĩa
Tần suất quảng cáo của bạn xuất hiện. Một lượt hiển thị được tính mỗi khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web khác trên Mạng Google.
- Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên Google hoặc Mạng Google, lần đó sẽ được tính là một lượt hiển thị.
- Trong một số trường hợp, chỉ một phần quảng cáo của bạn có thể được hiển thị. Ví dụ: trong Google Maps, chúng tôi có thể chỉ hiển thị tên và vị trí doanh nghiệp của bạn hoặc chỉ hiển thị tên doanh nghiệp và dòng đầu tiên trong văn bản quảng cáo của bạn.
- Đôi khi bạn sẽ thấy chữ viết tắt “H.thị” trong tài khoản của mình thể hiện số lượt hiển thị cho quảng cáo.
-
Lượt nhấp: Định nghĩa
Khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn (chẳng hạn như nhấp vào dòng tiêu đề hoặc số điện thoại màu xanh lam trên một quảng cáo dạng văn bản), Google Ads sẽ tính hành động đó là một lượt nhấp.
- Một lượt nhấp được tính ngay cả khi người đó không truy cập vào trang web của bạn (có thể là do trang web đó tạm thời không truy cập được). Kết quả là bạn có thể thấy sự khác nhau giữa số nhấp chuột trên quảng cáo của bạn và số lượt truy cập vào trang web của bạn.
- Nhấp chuột có thể giúp bạn hiểu mức độ hấp dẫn của quảng cáo của mình với những người xem quảng cáo đó. Những quảng cáo có liên quan, được nhắm mục tiêu cụ thể có nhiều khả năng nhận được lượt nhấp hơn.
- Trong số liệu thống kê về tài khoản, bạn sẽ thấy tỷ lệ nhấp (CTR) cho biết số người đã nhấp vào quảng cáo của bạn sau khi nhìn thấy quảng cáo đó. Chỉ số này có thể giúp bạn đánh giá mức độ hấp dẫn của quảng cáo, cũng như mức độ liên quan chặt chẽ giữa quảng cáo với các từ khóa và tùy chọn cài đặt nhắm mục tiêu khác.
- Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào. Để tăng số lượt nhấp và tỷ lệ nhấp (CTR), bạn hãy bắt đầu bằng cách tạo văn bản quảng cáo hấp dẫn cùng với các từ khóa phù hợp, để giúp quảng cáo có mức độ liên quan cao và sức hút lớn đối với khách hàng của bạn.
-
Ngân sách trung bình hằng ngày: Định nghĩa
Số tiền trung bình hằng ngày mà bạn đặt cho mỗi chiến dịch quảng cáo. Đó là số tiền mà bạn có thể chi tiêu mỗi ngày trong suốt cả tháng.
-
Người quản lý thanh toán: Định nghĩa
Người quản lý thanh toán là tài khoản người quản lý kiểm soát thông tin thanh toán lập hóa đơn hàng tháng mà các tài khoản Google Ads bên dưới tài khoản người quản lý này trong hệ thống phân cấp tài khoản người quản lý sử dụng.
Lưu ý quan trọng: Nếu bạn hủy liên kết tài khoản Google Ads khỏi tài khoản người quản lý thanh toán (hoặc phá vỡ mối liên kết đó bằng cách thay đổi cấu trúc tài khoản người quản lý ở trên), thì tài khoản Google Ads sẽ ngừng phân phát quảng cáo ngay lập tức.Người dùng có quyền truy cập thông thường, quyền truy cập quản trị và chỉ có quyền thanh toán đã đăng nhập vào tài khoản người quản lý thanh toán (hoặc bất kỳ tài khoản người quản lý nào ở cấp cao hơn) có thể xem hóa đơn, chỉnh sửa ngân sách và chuyển người thanh toán cho tài khoản Google Ads ở cấp dưới người quản lý đó. Mặc dù có thể liên kết một tài khoản Google Ads với nhiều tài khoản người quản lý, nhưng trong số này, chỉ có một tài khoản người quản lý có thể quản lý thông tin thiết lập thanh toán cho tài khoản Google Ads đó. Nguyên nhân là do một tài khoản Google Ads chỉ có thể có một thông tin thiết lập thanh toán đang hoạt động tại một thời điểm bất kỳ.
Bạn có thể tìm thấy tên và mã người quản lý thanh toán của một tài khoản Google Ads bằng cách chuyển đến trang “Cài đặt thanh toán”.
Bạn cũng có thể tìm thấy tên và mã người quản lý thanh toán của tất cả những tài khoản Google Ads được liên kết bằng cách thêm cột Người quản lý thanh toán vào “Trang ngân sách” trong tài khoản người quản lý của bạn.
-
Nhóm quảng cáo: Định nghĩa
Một nhóm quảng cáo chứa một hoặc nhiều quảng cáo chia sẻ các mục tiêu tương tự.
- Mỗi chiến dịch của bạn được tạo thành từ một hoặc nhiều nhóm quảng cáo.
- Sử dụng nhóm quảng cáo để tổ chức các quảng cáo của bạn theo chủ đề chung. Ví dụ: thử tách riêng nhóm quảng cáo thành các loại sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau mà bạn cung cấp.
-
So khớp chính xác: Định nghĩa
Cài đặt từ khóa cho phép quảng cáo của bạn chỉ hiển thị khi ai đó tìm kiếm từ khóa hoặc các biến thể gần giống của từ khóa của bạn. Các biến thể gần giống có thể bao gồm:
- Lỗi chính tả
- Các dạng số ít hoặc số nhiều
- Từ nối dài (ví dụ: sàn và sàn nhà)
- Từ viết tắt
- Dấu
- Từ được sắp xếp lại có cùng nghĩa (ví dụ: [nam giới giày] và [giày nam giới])
- Bổ sung hoặc loại bỏ các từ chức năng. Từ chức năng là các giới từ (như ở hoặc tới), liên từ (như cho hoặc nhưng), mạo từ (như cái hoặc chiếc) và các từ khác không ảnh hưởng đến mục đích của tìm kiếm. Ví dụ: [giày cho nam] là biến thể gần giống của [giày nam] với từ chức năng “cho” đã được loại bỏ.
-
Tài khoản Google: Định nghĩa
Bạn có thể sử dụng tên người dùng và mật khẩu chung trên Google để truy cập vào các sản phẩm khác nhau, kể cả Google Ads.
- Tài khoản Google của bạn cũng chứa thông tin áp dụng trên các sản phẩm, chẳng hạn như ngôn ngữ ưa thích của bạn và một số cài đặt bảo mật.
- Nếu bạn đã tạo tài khoản Google Ads hoặc đã đăng nhập để truy cập vào bất kỳ sản phẩm nào của Google thì khi đó bạn đã tạo Tài khoản Google.
- Tài khoản Google có thể được liên kết với tối đa 5 tài khoản Google Ads, bao gồm cả tài khoản người quản lý.
-
Trang đích: Định nghĩa
Trang đích là trang web nơi mọi người đến sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. URL của trang này thường giống với URL cuối cùng của quảng cáo.
- Đối với mỗi quảng cáo, bạn sẽ chỉ định URL cuối cùng để xác định trang đích nơi mọi người được đưa đến khi nhấp vào quảng cáo của bạn.
- Chính sách của Google là trang đích và URL hiển thị (trang web được hiển thị trong quảng cáo) của bạn phải dùng chung một miền.
- Trải nghiệm trang đích của bạn là một trong những yếu tố giúp xác định Điểm chất lượng của từ khóa. Trải nghiệm của trang đích được thể hiện thông qua tính hữu ích và mức độ liên quan của thông tin được cung cấp trên trang, khả năng thao tác dễ dàng, số lượng đường liên kết trên trang, cũng như những kỳ vọng của người dùng dựa trên mẫu quảng cáo họ đã nhấp vào.
-
Trang tổng quan: Định nghĩa
Bản tóm tắt có thể tùy chỉnh được và trực quan dữ liệu hiệu suất của tài khoản.
- Trang tổng quan được tạo bằng cách chèn thẻ điểm, biểu đồ, bảng hoặc ghi chú về dữ liệu hiệu suất của bạn vào lưới có thể tùy chỉnh được. Bạn có thể đặt các thẻ này lên hình vuông bất kỳ trong lưới.
- Bảng điểm: Hiển thị hiệu suất của các số liệu chính.
- Biểu đồ và bảng: Cho phép bạn chèn báo cáo dữ liệu trực quan được tạo trong Trình chỉnh sửa báo cáo.
- Ghi chú: Cung cấp thêm ngữ cảnh cho những người bạn đang cộng tác trên trang tổng quan.
- Có thể sắp xếp lại cũng như đổi kích thước bảng điểm, biểu đồ, bảng hoặc ghi chú để giúp bạn tùy chỉnh trang tổng quan của mình.
- Bạn có thể thay đổi phạm vi ngày cho từng bảng điểm, bảng hoặc biểu đồ để xem hiệu suất trong một khung thời gian cụ thể. Bạn cũng có thể thay đổi ngày chung cho toàn bộ trang tổng quan để xem giao diện của trang tổng quan vào một ngày cụ thể.
- Trang tổng quan cho phép bạn cộng tácvới bất cứ ai có quyền truy cập vào tài khoản Google Ads của bạn.
- Đối với những người chỉ có quyền truy cập email, bạn có thể chia sẻ trang tổng quan của mình qua email.
- Để chia sẻ với những người không có quyền truy cập vào tài khoản của bạn, hãy tải xuống trang tổng quan dưới dạng .pdf.
- Trang tổng quan được tạo bằng cách chèn thẻ điểm, biểu đồ, bảng hoặc ghi chú về dữ liệu hiệu suất của bạn vào lưới có thể tùy chỉnh được. Bạn có thể đặt các thẻ này lên hình vuông bất kỳ trong lưới.
-
Từ khóa: Định nghĩa
Từ hoặc cụm từ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn chọn để giúp xác định thời gian và địa điểm mà quảng cáo của bạn có thể xuất hiện.
- Các từ khóa bạn chọn được sử dụng để hiển thị quảng cáo của bạn cho mọi người. Chọn từ khóa có liên quan, chất lượng cao cho chiến dịch quảng cáo của bạn để giúp bạn chỉ tiếp cận những người quan tâm nhất có nhiều khả năng trở thành khách hàng của bạn.
- Khi ai đó tìm kiếm trên Google, quảng cáo của bạn có thể đủ điều kiện để xuất hiện dựa trên mức độ tương tự của từ khóa của bạn với cụm từ tìm kiếm của người đó, cũng như loại đối sánh từ khóa của bạn. Từ khóa cũng được sử dụng để so khớp quảng cáo của bạn với trang web trong Mạng Google có liên quan đến từ khóa và quảng cáo của bạn.
- Danh sách từ khóa tuyệt vời có thể giúp cải thiện hiệu suất quảng cáo của bạn và giúp bạn tránh các mức giá cao hơn. Từ khóa kém cuối cùng có thể làm cho bạn có các mức giá cao hơn và vị trí quảng cáo thấp hơn.
- Bạn có thể thêm các loại so khớp cho từ khóa của mình để giúp kiểm soát việc quảng cáo của bạn có thể được so khớp với những tìm kiếm nào.
-
URL cuối cùng: Định nghĩa
Địa chỉ URL của trang trong trang web mà mọi người sẽ truy cập sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây còn được gọi là “trang đích”
- Đối với mỗi quảng cáo mà bạn tạo, bạn sẽ chỉ định một URL cuối cùng để xác định trang đích mà mọi người sẽ truy cập khi nhấp vào quảng cáo đó.
- Chính sách của Google là trang đích và URL hiển thị (trang web hiển thị trong quảng cáo) phải có cùng miền.
- Nếu bạn duy trì các trang đích riêng cho người dùng thiết bị di động (như trang AMP), hãy nhập chúng vào trường URL cuối cùng cho thiết bị di động (trong mục “Tùy chọn URL quảng cáo”)
- Nếu bạn dùng thông tin theo dõi, hãy nhập thông tin này vào trường mẫu theo dõi. Bạn không thể sử dụng chế độ chuyển hướng nhiều miền trong URL cuối cùng.
- Trường Hậu tố URL cuối cùng cho phép bạn nhập những tham số sẽ được thêm vào cuối URL trang đích để theo dõi thông tin.
-
URL đích: Định nghĩa
Địa chỉ URL của trang trong trang web của bạn mà mọi người tiếp cận khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn.
- Tên miền của URL đích cần phù hợp với tên miền của URL hiển thị.
- URL đích không hiển thị trên quảng cáo của bạn (URL được hiển thị là URL hiển thị của bạn).
- URL cuối cùng đang thay thế URL đích là một phần của nâng cấp URL. Hiện tại, bạn có thể chọn sử dụng URL cuối cùng hoặc URL đích làm địa chỉ trang đích của bạn.
-
URL hiển thị: Định nghĩa
Địa chỉ trang web xuất hiện cùng với quảng cáo của bạn.
- URL hiển thị cho người dùng biết trang web mà họ sẽ truy cập sau khi nhấp vào một quảng cáo. Trang đích bạn xác định với một URL cuối cùng có xu hướng cụ thể hơn. Ví dụ: nếu URL hiển thị là www.example.com, thì URL cuối cùng có thể là example.com/sweaters.
- Đối với quảng cáo văn bản mở rộng, URL hiển thị bao gồm miền của URL cuối cùng (và miền phụ, nếu có) và hai trường “Đường dẫn” (không bắt buộc) có tối đa 15 ký tự.
- Google liên tục thực hiện các thay đổi đối với Google Ads. Do đó, Google có thể cập nhật thành phần miền của URL hiển thị.
- URL hiển thị có thể xuất hiện trong quảng cáo cùng với tiền tố “www.” bằng chữ thường (ngay cả khi bạn nhập bằng chữ hoa). Nếu URL bắt đầu bằng miền con, thì URL hiển thị có thể bao gồm miền con này (ví dụ: support trong support.google.com).
- URL hiển thị có thể xuất hiện trong quảng cáo của bạn cùng với tiền tố “http://” hoặc “https://” trên Google.com.vn, tùy thuộc vào lược đồ giao thức của URL cuối cùng.